Thành Tựu Toán Học Trung Hoa Thời Cổ Trung Đại

Thành Tựu Toán Học Trung Hoa Thời Cổ Trung Đại

Nói chung, văn hóa tri thức của châu Âu đầu thời Trung Cổ không phải là văn hóa ở thứ hạng cao. Mê tín và cả tin thường là đặc điểm thấy rõ trong tác phẩm thậm chí của nhiều tác gia xuất sắc. Yêu thích sự sưu tầm tài liệu hơn là yêu thích thành tựu độc đáo cũng là đặc điểm nổi bật ở phần lớn những người nhiệt tâm với tri thức.

Thánh Ambrose, Thánh Jerome và Thánh Gregory

Trong khi một vài giáo sĩ Ki-tô giáo đã đi quá xa như Tertullian trong việc xem thường nỗ lực tri thức, thì vẫn có một vài người trung thành với nguyên tắc chung của ông cho rằng các tín điều không nên kiểm chứng bằng lý trí. Thánh Ambrose, tổng giám mục thành Milan trong thế kỷ 4, là một trong số này, cho dù triết học xã hội phóng khoáng và trí tuệ tuyệt đỉnh của ông.

Người cùng thời với ông, Thánh Jerome, là một trường hợp khác. Nhưng ảnh hưởng lớn nhất trong số tất cả những người này là Đức giáo hoàng Gregory I (540-604), trong lịch sử Giáo hội thường được gọi là Gregory Cả. Là con cháu trong một gia đình nguyên lão giàu có, Gregory xem thường sự cám dỗ của của cải và quyền lực, ông dành trọn đời mình phục vụ Giáo hội. Ông cải tạo cung điện của bố mình thành tu viện, và ban phát tất cả số tài sản còn lại do ông thừa kế cho người nghèo.

Trong tác phẩm của mình trong tư cách một nhà thần học, ông nhấn mạnh đến ý tưởng ăn năn như một điều kiện then chốt để được chuộc lỗi và củng cố khái niệm thanh tẩy như một nơi ngay cả người công chính cũng phải trải qua vì những lỗi không đáng kể để được thanh tẩy, để được lên nước trời. Có lẽ hơn bất kỳ ai khác, ông là người phát triển học thuyết cho rằng linh mục khi làm lễ mass kết hợp với Chúa trong việc ban phép màu có tác dụng lặp đi lặp lại và nhắc lại sự hi sinh của Đức Ki tô trên thập giá.

Phát triển trong giáo dục, Bảy môn Nghệ thuật tự do

Không có mô tả nào về thành tựu tri thức vào đầu thời Trung cổ là hoàn chỉnh nếu không đề cập đến sự phát triển trong giáo dục. Sau thời gian trị vì của Theodoric, hệ thống các trường học nhà nước của La Mã cổ đại nhanh chóng biến mất. Trong một số thành phố Ý, trường học trong thành phố vẫn còn tồn tại thậm chí vào cuối Thời kỳ Phục hưng, nhưng trong khắp phần còn lại của Tây Âu, trên thực tế tu viện là cơ sở giáo dục độc quyền. Người xây dựng tu viện như các cơ sở học tập là Cassiodorus trước đây là thư ký trưởng của vua Theodoric.

Sau khi nghỉ hưu, Cassiodorus xây dựng tu viện trên thái ấp của tổ tiên ở vùng Apulia, và yêu cầu các giáo sĩ chép tay bản thảo. Tiền lệ do ông xác lập dần dần được tất cả các cơ sở thuộc dòng tu Benedictine nổi tiếng theo. Cassiodorus cũng nhấn mạnh rằng giáo sĩ của ông nên được đào tạo để trở thành học giả, vì mục đích này, ông soạn thảo một chương trình giảng dạy gồm 7 môn, được gọi là Bảy môn Nghệ thuật tự do. Những môn học này do Boethius chia thành trivium và quadrivium. Trivium gồm ngữ pháp, tu từ học và luận lý học, được cho là các môn học chủ yếu đối với kiến thức, trong khi quadrivium gồm các môn mang nội dung cụ thể hơn – số học, hình học, thiên văn học và âm nhạc.

Sách giáo khoa sử dụng trong các trường học tu viện nói chung là các sách cơ bản ở cấp tiểu học. Tuy nhiên, trong một số trường học nổi tiếng nhất, người ta nghiên cứu các bản dịch tác phẩm logic của Aristotle. Nhưng không có nhiều người dành sự chú ý cho các môn khoa học phòng thí nghiệm, và môn lịch sử cũng bị xem thường.

Không hề có sự đào tạo chuyên ngành bất kỳ, ngoại trừ các nghề phục vụ Giáo hội. Lẽ dĩ nhiên, học vấn là đặc quyền dành cho vài người, quần chúng nói chung không được học, ngoại trừ những gì họ có được một cách tình cờ, ngay cả hầu hết các thành viên trong giới quý tộc thế tục cũng là người mù chữ. Tuy nhiên, cùng với tất cả những khiếm khuyết này, hệ thống giáo dục này đã giúp nền văn hóa châu Âu thoát khỏi sự sụp đổ hoàn toàn. Và điều cũng đáng nhớ là các trường học tu viện và nhà thờ nổi tiếng nhất – nhất là ở Yarrow và York, Anh tạo ra sức đẩy chính cho đợt phục hồi kiến thức đầu tiên diễn ra vào cuối thời Trung cổ.

Những người theo thuyết Plato Mới và Boethius

Thật ra, trường phái triết học ngoại giáo duy nhất ở châu Âu đầu thời Trung cổ là trường phái của những người theo thuyết Plato Mới, học thuyết của họ được đề cập trong chương trước. Tuy nhiên, có một nhà tư tưởng khác, không thể phân loại là tín đồ Kitô giáo hay dân ngoại đạo, hoàn toàn có lẽ vì ông là một tín đồ Kitô giáo, mặc dù ông không hề có sự ám chỉ nào đối với Giáo hội hoặc tên Đức Kitô trong tác phẩm chính của mình.

Tên của người này là Boethius, sinh khoảng 480 trong một gia đình quý tộc, Boethius sau cùng trở thành cố vấn chính cho Theodoric, vua Ostrogothic. Sau này ông bất hòa với nhà vua, bị buộc tội phản bội, rồi bị tống giam. Năm 524 ông bị xử tử. Tác phẩm triết học chính của Boethius, ông viết lúc bị giam trong lao tù, tựa đề The Consolation of Philosophy. Chủ đề xuyên suốt tác phẩm này là mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, trong đó tác giả đề cập đến những vấn đề như định mệnh, sự cai trị thế giới của thần thánh, và sự đau khổ của cá nhân.

Sau khi cẩn thận đánh giá từng khái niệm về định mệnh, ông đi đến kết luận rằng hạnh phúc thật sự đồng nghĩa với hiểu biết triết lý rằng vũ trụ thật ra là điều tốt, và điều xấu chỉ mang tính chất biểu kiến. Nêu rõ rằng con người phải chịu những thôi thúc bạo lực hoặc là do đau khổ dằn vặt của sự ăn năn hoặc nhận thấy bản thân mình là nô lệ của sự giận dữ, ông chứng minh rằng thói hư tật xấu không phải là không bị trừng phạt cũng như không phải đức hạnh luôn được tưởng thưởng.

Mặc dù rõ ràng ông chấp nhận sự bất tử của linh hồn, nhưng ông không ám chỉ một niềm tin Kitô nào dứt khoát như một nguồn an ủi. Thái độ của ông về cơ bản là thái độ của người theo Chủ nghĩa khắc kỷ, mang màu sắc thuyết huyền bí Plato Mới. Một vài chuyên luận về triết học ở châu Âu thời Trung cổ phổ biến hơn Consolation of Philosophy của Boethius. Không những sau cùng nó được dịch thành tất cả các thứ tiếng địa phương mà còn rất nhiều phóng tác lấy nó làm cơ sở.

Lịch sử văn học vào đầu thời Trung cổ mang đặc điểm, trước hết là giảm sự quan tâm đối với các tác phẩm văn học Hy-La cổ điển và sau này do sự phát triển tính độc đáo sau cùng mở đường cho sự phát triển truyền thống văn học mới. Vào thế kỷ 5, sở thích tác phẩm văn học hay bằng tiếng Latin bắt đầu giảm. Một số giáo sĩ Kitô được hưởng nền giáo dục trong các trường học ngoại giáo có khuynh hướng bào chữa cho sự gắn bó của mình đối với tác phẩm Hy-La cổ điển, những người khác lên án chúng công khai, nhưng quan điểm thịnh hành là quan điểm của Thánh Augustine.

Vị tổng giám mục xứ Hippo này tuyên bố rằng con người nên tiếp tục nghiên cứu tác phẩm văn học Hy-La cổ điển ngoại giáo, không phải vì giá trị mỹ học hay sự hấp dẫn đối với con người, mà là “nghiên cứu bằng một quan điểm làm cho tài dí dỏm trở nên sắc sảo hơn và thích hợp hơn trong việc tìm hiểu sự huyền bí trong Lời Chúa”9. Ngôn ngữ Latin cũng bị tác động bởi sự man rợ hóa văn hóa dần dần. Nhiều nhà thần học dường như nghĩ rằng đối với tín đồ Kitô giáo việc viết quá hay là thái độ không kính Chúa.

Khi biên soạn các bài bình luận về Kinh Thánh, Đức giáo hoàng Gregory I thú nhận ông cho rằng điều vô cùng không thích hợp khi “ràng buộc Lời Tiên tri trên trời” với các quy tắc ngữ pháp. Do đó, tiếng Latin thời Trung cổ sau cùng bị sai lạc do sự nhầm lẫn bất lực trong thay đổi cú pháp và cách viết chính tả, cũng như việc đưa vào nhiều từ mới trong lời thoại thông dụng thường ngày.

Gần cuối giai đoạn, các thứ tiếng địa phương, phát triển chậm từ sự pha trộn các phương ngữ của các bộ tộc man rợ, bổ sung một số thành phần trong tiếng Latin, bắt đầu được sử dụng trong việc thể hiện thi ca ở dạng thô. Kết quả là sự phát triển văn học mới, đầy sức sống, có được sức đẩy trọn vẹn khoảng thế kỷ 13.