Khám phá Châu Âu gồm những nước nào, quốc gia nào thuộc Liên minh Châu Âu (EU), quý vị sẽ thấy nhiều điều thú vị. Chưa dừng lại ở đó, giữa các quốc gia thuộc khu vực Liên minh Châu Âu còn có mối liên kết về quyền tự do đi lại, giao thương, đầu tư kinh doanh, v.v. từ đó thúc đẩy mỗi quốc thành viên phát triển hơn nhờ tạo điều kiện di chuyển dễ dàng trong khu vực. Vậy cụ thể thế nào, bài viết dưới đây chia sẻ thông tin đến quý vị quan tâm vấn đề này.
Các nước Châu Âu sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh
Có rất nhiều quốc gia nói tiếng Anh ở Châu Âu. Trong đó, có quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ bản địa, ngôn ngữ chính thức và cũng có quốc gia sử dụng như ngôn ngữ thứ hai. Tựu trung lại gần 50% dân số Châu Âu có thể nói và sử dụng tiếng Anh thành thạo. Dưới đây là các nước Châu Âu sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh:
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về Châu Âu gồm những nước nào và các thông tin liên quan đến du học, đầu tư định cư Châu Âu. Trong trường hợp phát sinh thêm các vấn đề liên quan, quý vị vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia của SI Group để được tư vấn thêm:
🏢: Tầng 44 Bitexco Financial Tower, 02 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, HCM.
🏛️: Tầng 19, Capital Place, 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Facebook | Zalo | Linkedin | Youtube
(PLO)- Ngày càng nhiều nước châu Âu như Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập NATO và số quốc gia theo đuổi quan điểm trung lập ở châu lục này dần thu hẹp.
Với việc Phần Lan và Thụy Điển có ý định gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong bối cảnh Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, danh sách các quốc gia trung lập hoặc không liên kết ở châu Âu có chiều hướng thu hẹp lại, theo hãng tin AP.
Những lo ngại về an ninh hiện nay đã thay đổi suy tính của Phần Lan và Thụy Điển, đồng thời khiến không ít nước châu Âu xưa nay vốn chủ trương trung lập phải nghĩ lại lập trường của mình. Vậy còn quốc gia châu Âu nào còn theo chủ trương trung lập? Dưới đây là một số nước đã đưa khái niệm “trung lập” vào luật pháp hoặc tự nhận định mình là quốc gia trung lập.
Thụy Sĩ được cho là quốc gia trung lập điển hình nhất ở châu Âu khi đưa quy chế trung lập vào hiến pháp và từ các cử tri nước này từ nhiều thập niên trước cũng đã quyết định không gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Tuy vậy, thời gian gần đây, chính phủ Thụy Sĩ đã rất đau đầu khi phải giải thích khái niệm trung lập, sau khi tham gia vào nỗ lực trừng phạt Nga của EU. Theo AP, quy chế trung lập của Thụy Sĩ được phân tích gần như hàng ngày trên các phương tiện truyền thông địa phương.
Quốc kỳ các nước thành viên NATO bên ngoài trụ sở của khối ở Brussels (Bỉ). Ảnh: AP
AP đưa tin rằng khả năng Thụy Sĩ thay đổi quan điểm trung lập dường như rất thấp. Chính phủ nước này đã yêu cầu Đức không chuyển cho Ukraine thiết bị quân sự do Thụy Sĩ sản xuất.
Đảng cánh hữu nắm giữ phần lớn số ghế trong quốc hội Thụy Sĩ hiện đang khá do dự về việc liệu có tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga hay không. Nước này cũng tích cực bảo vệ vai trò làm trung gian hòa giải cho các nước đối lập, cũng như là trung tâm của các hành động nhân đạo và nhân quyền.
Quy chế trung lập của Áo là đóng vai trò quan trọng trong thể chế dân chủ hiện đại của nước này do nó chính là điều kiện để phe Đồng minh rời đi và Áo có thể giành lại độc lập vào năm 1955. Áo tuyên bố trung lập về quân sự.
Thủ tướng Áo Karl Nehammer khẳng định rằng nước này không có kế hoạch thay đổi tình trạng an ninh.
Ngày 16-5, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg tuyên bố rằng Áo không phải là thành viên NATO và cũng không có kế hoạch trở thành thành viên của khối trong tương lai gần.
Ông Schallenberg cho biết ông “hoàn toàn tôn trọng” các quyết định gia nhập NATO của chính quyền Helsinki và Stockholm, song nói thêm rằng đó “là quyết định của họ chứ không phải của chúng tôi”.
Tuy nhiên theo Thủ tướng Nehammer, tuyên bố rằng trung lập về quân sự không nhất thiết có nghĩa là trung lập về tinh thần. Theo đó, Áo đã lên án mạnh mẽ các hành động của Nga ở Ukraine.
Theo AP, quy chế trung lập của Ireland xưa nay vẫn khá mơ hồ. Thủ tướng Ireland - ông Micheal Martin hồi đầu năm đã nói về quan điểm của đất nước: “Chúng tôi không trung lập về chính trị, chúng tôi trung lập về quân sự”.
Cuộc chiến ở Ukraine đã mở ra cuộc tranh luận về ý nghĩa quy chế trung lập của Ireland. Ireland đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và gửi viện trợ phi sát thương tới Ukraine.
Ireland đã và đang tham gia vào các nhóm tác chiến của EU, một phần trong nỗ lực tăng cường khả năng phối hợp giữa các lực lượng quân sự của khối.
Hiến pháp của Malta nêu rõ quốc đảo Địa Trung Hải này chính thức theo quan điểm trung lập, do chính sách “không liên kết và từ chối tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự nào”. Một khảo sát của Bộ Ngoại giao Malta, được công bố hai tuần trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự, cho thấy phần lớn người tham gia khảo sát đều ủng hộ quan điểm trung lập của đất nước, chỉ 6% phản đối điều đó.
Tờ Times of Malta hôm 11-5 đưa tin rằng Tổng thống Ireland Michael Higgins, trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Malta, đã nhấn mạnh quan điểm trung lập “tích cực” và cùng với Tổng thống Malta George Vella lên án cuộc chiến ở Ukraine.
Các mối quan hệ giữa Cyprus và Mỹ đã phát triển đáng kể trong thập niên qua, song ý tưởng về việc nước này gia nhập NATO hiện vẫn chưa được bàn đến, ít nhất là đến thời điểm hiện tại.
Ngày 14-5, Tổng thống Cyprus Nicos Anastasiades cho biết hiện vẫn còn quá sớm để suy nghĩ về một động thái mà chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều người Cyprus, đặc biệt là những người thiên tả, tiếp tục chỉ trích NATO sau khi các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công nước này vào giữa những năm 1970. Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO và liên minh đã không làm gì để ngăn cản hành động quân sự này, theo AP.
Theo AP, Cyprus muốn duy trì quy chế trung lập và đã cho phép các tàu chiến của Nga nhận tiếp tế tại các cảng của mình, mặc dù điều này đã bị đình chỉ sau khi cuộc xung đột Ukraine bắt đầu.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là hai tổ chức phương Tây dựa trên hiệp ước chính để hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Cả hai đều có trụ sở chính tại Brussels, Bỉ. Bản chất của họ khác nhau và họ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau: NATO là một tổ chức liên chính phủ thuần túy hoạt động như một liên minh quân sự với nhiệm vụ chính là thực hiện Điều 5 trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương về phòng thủ lãnh thổ tập thể. Mặt khác, EU là một thực thể một phần siêu quốc gia và một phần liên chính phủ tương tự như một liên minh[1][2] kéo theo sự hội nhập kinh tế và chính trị rộng rãi hơn. Không giống như NATO, EU theo đuổi chính sách đối ngoại theo đúng nghĩa của mình - dựa trên sự đồng thuận, và các nước thành viên đã trang bị cho khối này các công cụ trong lĩnh vực phòng thủ và quản lý khủng hoảng; cơ cấu Chính sách Quốc phòng và An ninh Chung (CSDP).
EU có 27 và NATO có 30 quốc gia thành viên - trong đó 21 quốc gia là thành viên của cả hai. Bốn thành viên NATO khác là các ứng viên EU - Albania, Montenegro, Bắc Macedonia và Thổ Nhĩ Kỳ. Hai quốc gia khác — Iceland và Na Uy — đã chọn không vào EU, nhưng tham gia vào thị trường duy nhất của EU với tư cách là một phần của tư cách thành viên Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) của họ. Các thành viên của EU và NATO là khác nhau, và một số quốc gia thành viên EU theo truyền thống trung lập về các vấn đề quốc phòng. Một số quốc gia thành viên EU trước đây là thành viên của Hiệp ước Warsaw. Đan Mạch từ chối tham gia CSDP.[3]
EU có điều khoản bảo vệ lẫn nhau tương ứng tại Điều 42 (7) và 222 của Hiệp ước về Liên minh châu Âu (TEU) và Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU). Tuy nhiên, cơ cấu chỉ huy và kiểm soát của CSDP nhỏ hơn nhiều so với Cơ cấu chỉ huy của NATO (NCS) và mức độ mà CSDP sẽ phát triển để tạo thành một cánh tay phòng thủ đầy đủ cho EU có thể thực hiện điều khoản phòng vệ chung của EU. đúng là một quan điểm tranh cãi, và Vương quốc Anh (UK) đã phản đối điều này. Trước sự kiên quyết của Vương quốc Anh trong các cuộc đàm phán dẫn đến Hiệp ước Lisbon, Điều 42.2 của TEU cũng chỉ rõ rằng NATO sẽ là diễn đàn chính để thực hiện quyền tự vệ tập thể cho các quốc gia thành viên EU cũng là thành viên NATO.
Thỏa thuận Berlin Plus năm 2002 và Tuyên bố chung năm 2018 quy định sự hợp tác giữa EU và NATO, bao gồm cả việc các nguồn lực của NCS có thể được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ CSDP của EU.
Các nước thành viên chính thức của EU không phải thành viên NATO bao gồm:
Các nước không phải thành viên chính thức nhưng có tham gia chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU song không phải thành viên NATO bao gồm:
Các nước thành viên NATO nhưng không phải thành viên EU bao gồm:
Châu Âu có bao nhiêu nước và gồm những quốc gia nào? Đây là câu hỏi không quá khó nhưng nếu để liệt kê hết tên các nước đó thì không phải ai cũng nhớ hết được. Vậy hôm nay, hãy cùng tourdulichvietnam.vn tìm hiểu về châu lục tuyệt vời này nhé!
Châu Âu là châu lục nhỏ thứ 2 sau châu Úc, có 47 quốc gia với diện tích là 10.176.246 km2. Dân số đứng thứ 4 sau châu Á, Mỹ, Phi. Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía Nam giáp biển Địa Trung Hải và biển Đen, phía Tây giáp Đại Tây Dương nên khí hậu tương đối mát mẻ, có mùa đông lạnh.
Người ta thường chia châu Âu làm 4 khu vực địa lí và gồm những quốc gia như sau:
Estonia, Đan Mạch, Ireland, Lithuania, phần Lan, Anh, Iceland, Latavia, Nauy, Thụy Điển
Moldova, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Nga, Slovakia, Belarus, Bulgaria, Hungary, Romania, Ukraine
Áo, Đức, Liechtentein, Monaco, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp
Hy Lạp, Andorra, Bosnia, Herzegovia, Macedonia, Montenegro, Serbia, Tây Ban, Nha, Ý, Albania, Bồ Đào Nha, Croatia, Malta, San Mariano, Slovenia, Thành Vantican
Các quốc gia châu Âu có chung một múi giờ và 28 nước trong số đó là thành viên của khối Liên Minh châu Âu Eu với mục đích hợp tác phát triển kinh tế chính trị trong khu vực. Điều đặc biệt ở châu Âu là có một số quốc gia nằm giữa 2 lục địa Á - Âu hay nằm hoàn toàn ở châu Á về mặt địa lý nhưng lại có tên ở châu Âu Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Gruzia, Kazakhstan, Azerbaijan
Một châu lục rộng lớn là thế thì cảnh đẹp ở đâu cũng có, nhưng quốc gia nào nổi tiếng về du lịch và nên đi những nước nào trong cùng 1 hành trình thì không phải ai cũng biết. Một số quốc gia nổi tiếng về du lịch ở châu Âu phải kể đến như: Pháp, Thụy Sỹ, Hà Lan, Ý, Đức, Bỉ,….
Một số tuyến hay bạn nên đi khi du lịch châu Âu đó là:
Để tham quan các nước này thì bạn chỉ cần xin Visa đến 1 quốc gia vì hầu như các nước này đều nằm trong liên minh châu Âu Eu, thường là xin Visa vào Pháp vì Pháp là nước xin Visa là đơn giản và tỉ lệ đạt Visa là cao hơn.
Pháp luôn là địa điểm đầu tiên mà bất kì ai có dự định đi châu Âu muốn đặt chân tới. Du lịch đến Pháp bạn sẽ được đến những địa danh đi vào huyền thoại như tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà, cung điện và những đại lộ tuyệt đẹp,…
Không chỉ vậy, thủ đô Paris còn là quê hương của những thương hiệu thời trang danh giá Coco Chanel, Christian Dior, Louis Vuitton,…Nếu bạn yêu thích đồ hiệu thì chẳng phải Pháp là điểm đến lý tưởng để thỏa niềm đam mê
Hà Lan - Một đất nước thiên đường đúng nghĩa. Hà Lan luôn mang lại cảm giác yên bình cho những ai đã từng đặt chân tới. Những kênh đào uốn lượn, những ngôi làng cổ tích đẹp như mơ và những chiếc cối xoay gió đã gắn liền với người Hà Lan
Đến Hà Lan những ngày tháng 3 - tháng 4, du khách còn được ngắm nhìn cánh đồng hoa Tuylip bạt ngàn đầy màu sắc tựa những dải lụa đầy màu sắc.
Là một quốc gia có khí hậu ôn đới, nhiệt độ tương đối mát mẻ, khoảng 1 độ vào mùa đông và 23 độ C vào mùa hè. Du lịch đến Bỉ để thưởng thức thức những cốc bia ngon thứ thiệt, nếm thử những viên kẹo socola chính hiệu, tham quan những thành phố nổi tiếng về thời trang và nghệ thuật,…Nơi đây hứa hẹn là điểm dừng chân thú vị của chuyến du lịch châu Âu đây nhé!
Không giống như những quốc gia khác, Thụy Sỹ mang một nét đẹp rất khác, mặc dù không có những bãi biển đẹp vì nằm trọn trong đất liền nhưng đổi lại, Thụy Sỹ có những ngọn núi quanh năm tuyết phủ, những những tuyến đường sắt xẻ dọc thảo nguyên xanh chạy tít đến tận chân trời và những hồ nước yên ắng lạ thường. Nếu có cơ hội đặt chân đến Thụy Sỹ thì chắc chắn bạn sẽ muốn dựng nhà và ở lại đây mà chẳng muốn về đâu đấy.
Dạo một vòng quanh châu Âu rồi, không biết bạn đã lựa chọn cho mình được cung đường phù hợp để khám phá châu Âu chưa. Nếu chưa thì tham khảo ngay các tour du lịch châu Âu của Du Lịch Việt Nam để có những hành trình đáng nhớ nhé !