Diva Mỹ Linh kết hôn với nhạc sĩ Anh Quân vào năm 1998 khi anh đã có một cô con gái riêng. Sau khi kết hôn, nhạc sĩ Anh Quân cùng ban nhạc Anh Em đã góp phần đưa tên tuổi diva Mỹ Linh vang khắp làng nhạc Việt Nam.
Có nên để bạn trai chi trả toàn bộ chi phí?
Nguyễn Thị Thu Hương (24 tuổi), ngụ tại xã Thanh Trạch, H.Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), chia sẻ rằng khi đi du lịch với người yêu không nhất thiết phải quá sòng phẳng chia đều chi phí cho cả 2, nhưng cũng không để người yêu gánh một mình.
Hương chia sẻ: “Mình luôn tự giác chia tiền với người yêu sau mỗi chuyến du lịch cùng nhau. Trong chuyến đi du lịch Đà Nẵng lần trước, sau khi tính hết tất cả mọi chi phí thì tụi mình chia đôi, mỗi người góp 1 nửa. Hoặc có lúc người yêu trả tiền thuê chỗ ở, mình chi tiền ăn. Còn những khoảng phát sinh nhỏ khác thì ai chi cũng được”.
Đi du lịch với người yêu nên chia tiền thế nào?
Cô nàng gen Z cho biết thêm: “Sẽ có chuyến du lịch người này chi nhiều hơn và ngược lại. Cả hai phải hiểu và biết được mức thu nhập của nhau, ai cao hơn thì có thể sẽ chi nhiều hơn một chút. Nhưng cốt lõi vẫn cần chi từ cả 2 phía để đỡ đần và chia sẻ với nhau thay vì bạn trai phải gánh hết. Điều đó sẽ vô tình tạo áp lực cho người yêu, chuyến du lịch có thể vì thế mà mất vui. Dù bạn trai không nói ra nhưng mình nghĩ lâu dài sẽ tạo nên gánh nặng, làm tình cảm rạn nứt”.
Do vậy, không chỉ trong những chuyến du lịch xa mà ngay cả khi đi hẹn hò, ăn uống, cà phê Hương cũng chủ động chi trả một phần thay vì để người yêu lo hết. “Mình không muốn dựa dẫm, hay phụ thuộc mọi thứ vào bạn trai. Việc chủ động chia sẻ “tình phí” cũng sẽ tạo nên một cái nhìn tốt hơn trong mắt người yêu mình”, Hương bày tỏ.
Bày tỏ quan điểm về việc chia tiền thế nào với bạn trai khi đi du lịch, Nguyễn Thị Kim Ngân, (25 tuổi), ngụ tại đường Kha Vạn Cân, TP.Thủ Đức (TP.HCM), chia sẻ: “Mình nghĩ sẽ có 2 luồng ý kiến, một là người yêu rủ đi chơi thì phải chi trả tất cả; hai là đi chơi chung thì chia tiền, dù ít hay nhiều. Còn với mình, nếu người yêu rủ đi du lịch và ngỏ ý muốn lo toàn bộ chi phí thì mình chỉ việc đi thôi. Còn trường hợp, mình và người yêu có thu nhập ngang nhau thì mình sẽ hỏi xem kinh tế anh dự trù cho chuyến đi này là bao nhiêu. Sau đó, cộng thêm khoản của mình nữa rồi chọn địa điểm du lịch và chi tiêu sao cho phù hợp”.
Vì vậy, cô nàng muốn cả 2 nên thỏa thuận rõ ràng về chi phí chuyến đi ngay từ đầu. Do việc đi du lịch khá tốn kém nên cả 2 cần thống nhất dự trù kinh phí và cùng đóng góp thì đôi bên sẽ đều vui vẻ.
Việc chia tiền thế nào với người yêu khi đi du lịch cũng là một trong số những vấn đề mà các cặp đôi quan tâm
Con với Trần Thị Hiếu Ngân (21 tuổi), làm việc trên đường Nguyễn Văn Luông, P.11, Q.6 (TP.HCM) vì người yêu lớn hơn và đã vững vàng về kinh tế, còn bản thân mới đi làm, thu nhập chưa ổn định nên trong những chuyến đi chơi xa hầu như bạn trai sẽ trả tiền. “Nhiều lần đi chơi xa mình có ngỏ ý chia tiền nhưng người yêu không đồng ý vì anh hiểu mức thu nhập hiện tại của mình chỉ đủ chi tiêu hằng tháng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mình chỉ biết nhận. Nếu đi du lịch anh trả tiền thì những lần đi chơi, ăn uống gần mình sẽ chủ động thanh toán. Hoặc sau mỗi chuyến du lịch mình sẽ mua một món quà tặng cho anh”, Ngân cho biết.
Thông thường con trai có tâm lý muốn lo cho người mình yêu nên sẽ chủ động chi trả khi đi du lịch. Nếu muốn người yêu chi trả phụ một khoản nào đó thì cũng rất khó để ngỏ lời.
Chia sẻ về vấn đề này, Nguyễn Trường Huy (24 tuổi), ngụ tại xã Bình Chánh, H.Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), chia sẻ: “Thông thường mình và người yêu khi có kế hoạch đi du lịch sẽ cùng nhau tiết kiệm, để dành tiền. Sau đó, nếu thiếu thì mình sẽ bù vào. Còn đi du lịch mà tự phát hay ngắn ngày thì sẽ chia, nhưng không phải là sòng phẳng 50:50 mà nếu mình trả tiền ăn, thì người yêu thanh toán tiền cà phê”.
Huy cho biết, con trai ai cũng muốn được lo cho người yêu mình, nhưng đối với bạn gái cũng nên chủ động chia tiền trong một số trường hợp. “Điều đó thể hiện bạn gái là người biết thấu hiểu và muốn chia sẻ với người yêu”, Huy nói.
Còn Nguyễn Thanh An (25 tuổi), ngụ tại đường số 2, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân (TP.HCM), thì cho rằng không cần quá rạch ròi trong chuyện tiền bạc khi đi du lịch với người mình yêu.
“Mình không đề nghị chia tiền khi đi du lịch nhưng may mắn có người yêu khá tâm lý. Cô ấy hay chủ động thanh toán một số khoản như cà phê, ăn uống, còn mình sẵn sàng chi trả nhiều hơn. Mình nghĩ việc chi trả bao nhiêu khi đi du lịch còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi người. Nếu để chuyện tiền bạc chi phối quá nhiều trong mối quan hệ tình cảm thì cũng không hay. Tuy nhiên, nếu cả 2 đều có thể cùng đóng góp sẽ giúp 2 bên cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn khi nghĩ đến chi phí đi du lịch”, An cho hay.
Thạc sĩ tâm lý Bùi Vĩnh Nghi, giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho rằng vấn đề tài chính là câu chuyện cần được trao đổi rất tinh tế trong tất cả các mối quan hệ và đặc biệt là trong tình yêu.
"Việc ai sẽ là người trả tiền cũng như cách để chi trả cho 1 chuyến du lịch cần được thống nhất và đảm bảo cả 2 đều thấy thoải mái. Việc có nên chia tiền khi đi du lịch với người yêu hay không tùy thuộc vào bối cảnh, sự thống nhất giữa 2 người, mức độ tình cảm và cả cách quản lý tài chính của cặp đôi. Chúng ta thường ngại phải trao đổi về chủ đề tài chính. Tuy nhiên, để một mối quan hệ bền vững, thoải mái thì việc hiểu và có trách nhiệm cùng nhau là điều cần phải có. Trước mỗi chuyến du lịch, nếu có thể cùng nhau lên lịch trình về ẩm thực, địa điểm tham quan, nơi ở… các cặp đôi cũng cần chia sẻ thật lòng với nhau về vấn đề tài chính của cá nhân để có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Có như vậy thì chuyến du lịch mới thật sự là tận hưởng và không mang những trăn trở về sau”, thạc sĩ Vĩnh Nghi cho hay.
Trong cuộc đời, đôi khi chúng ta có những khoảnh khắc chỉ muốn dành riêng cho một người bạn. Một người bạn thân hơn người bạn thân, thương hơn một người anh, quý hơn một người bình thường. Nói chung là người bạn mà bao năm qua dù ở đâu, dù lúc nào, dù vui hay buồn, dù đi cà phê với nhau hay không, dù liên lạc hay đứt đoạn mình vẫn luôn nghĩ rằng đó là người bạn, khi cần có thể nhấc máy ngạc nhiên rằng: sao không thể nào nguôi nhớ về nhau?
Đời người, người ta gọi đó là “tri âm”, Hoàng Tử Bé gọi là “bạn thiết”. Và tôi gọi đó là người trong bóng mình.
Huế nhỏ tự xưa đến bây giờ. Nhưng Huế có cái thẳm sâu tâm hồn không thước tấc nào đo tới được. Nên người Huế sống ở Huế, lâu dần thấm nhiễm niềm vời vợi khôn nguôi. Đi dưới Huế xanh, bạn bè bốn phương tám hướng khen Huế đẹp, tôi cười mà rằng, nơi khác còn nhiều chỗ đẹp hơn. Trôi trên đò dọc sông Hương chiều tím như thơ, bạn bè xuýt xoa Huế là nàng thơ áo tím, tôi cười rằng nếu gặp giai nhân xứ khác, người ta cũng quên mất nàng thiếu nữ Hương Giang này mất thôi. Ăn một món ngon, tôi đồ rằng sơn hào hải vị khắp thế gian này nơi đâu cũng có. Nhưng tôi e rằng một điều, cái thăm thẳm tâm hồn nhu mì mà cương nghị trong trái tim và đôi mắt người nữ, thì phải là “một đêm đàn Huế trên sông lạnh” – phi Huế ra, bất xứ nào thành!
Đó là đôi mắt đàn tranh trên phím loan chập chùng, tiếng nỉ non, réo rắt của điệu tương tư khúc cất lên từ giọng hò hanh khô mà thánh thót, cao vút non ngàn rồi hạ xuống vực sâu. Tôi đã từng nghe tiếng ca này trên sông Hương một đêm trăng tàn lạnh ngác ngơ đôi mắt người thiếu phụ. Tiếng ca tan ra cùng sóng lan mạn thuyền, la đà cùng sương khuya và ngọn đèn mờ tỏ không gian u hoài làm nên một “thanh âm Huế” không nơi nào có được.
Tôi gọi đó là thanh âm Huế của riêng tôi.
Hoài mang thanh âm Huế đi khắp nơi, sẻ chia với nhiều người xa Huế, bạn cũ đã mừng vui mà thốt lên khi có dịp trở về ngang qua những “Đêm Huế”, chứng kiến những thanh âm bắt đầu “mọc” lên những bờ bến dọc đôi mạn Hương giang. Tôi đã bắt gặp Huế tuổi trẻ của tôi trong một đêm lang thang bến gỗ Cầu Lim, nơi ngày xưa mang cái tên “Xẹc” giản dị, quen thuộc mỗi lần hẹn hò, đã từng là chỗ ngồi một phần người trẻ tuổi của Huế.
“Xẹc” ba mươi năm trước là nơi bao tâm hồn văn nhân thi sĩ Huế chọn làm nơi trú ngụ cho những câu thơ bềnh bồng khói sương rất Huế. Nơi gốc si già giờ còn chung thủy đứng, biết bao đôi mắt mơ màng, biết bao trái tim rung cảm, biết bao cuộc gặp gỡ trong bắc ngoài nam của lớp đàn anh văn nghệ sĩ trước dìu dắt lớp đàn em nhỏ theo sau. Ở đó, những chiều nắng loang, những câu thơ ra đời dẫu chưa biết để làm chi. Nhưng tôi chắc một điều, Huế không có thơ, không có nhạc, không có họa… e rằng người ta bớt thương Huế mấy phần. Mà Huế tự lúc nào không biết, khi định danh mình đã mang một danh xưng “Huế thương” đi khắp chốn. Hôm nay tôi cũng đi lại nơi này, cùng đôi mái tóc hoa râm và đuôi mắt đốm bạc, và bắt gặp những âm thanh tươi trẻ tan rộng cùng không gian. Lựa một chỗ ngồi trên bậc thềm cầu gỗ, chúng tôi ngồi say sưa hòa theo tiếng hát của tuổi trẻ, trong veo, hồn nhiên và tươi mới… Tuổi trẻ của chúng tôi đã từng ở nơi đây. Giờ đây, những thế hệ tuổi trẻ tiếp theo lại đến đây, lại làm cho quãng sông ngân lên tiếng hát dòng Hương, theo nhịp điệu mới của thời đại. Âm mái nhì mái đẩy hôm nào để biến tấu qua những nốt nhạc rộn rã tươi tắn hân hoan.
Tôi nghe Huế ngày xưa trỗi lên khúc ca của ngày mới.
Và lúc đó, tôi nghe thanh âm tiếng chuông chùa gieo xuống ngấn nước Hương giang trôi về cửa bể sông hồ.
Với xứ này, dẫu một ngàn thanh âm đọng lại, thì tiếng chuông chùa vẫn chưa bao giờ là thanh âm lẫn cùng bất cứ tiếng động cuộc sống nào. Huế có nhạc, họa, thơ thì Huế cũng phải có cả tiếng chuông chùa mỗi sớm tan trong sương, mỗi chiều hòa theo khói và lặng lẽ trong hương trầm mỗi đêm khuya. Không biết đã bao nhiêu lần, tôi đưa người bạn xa xứ của mình đi dọc hai triền sông chỉ để lắng nghe khúc sông nào tiếng chuông chùa lắng xuống sâu trong lòng nước nhất? Mê mẩn trước màu nước chuyển mình huyền ảo trên chặng Bằng Lãng mơ màng, tôi giật mình khi nghe tiếng chuông rơi xuống mặt nước, không tan ra mà lặn xuống, chìm dần mơ hồ xuống đáy sông sâu. Một chiều mùa hạ màu tím hồng, tôi đã chứng kiến giọt chuông lặn xuống sông mất hút khi đứng nhìn từ triền đồi Hà Khê. Câu ca dao xưa có gió đưa cành trúc la đà để tiếng chuông Thiên Mụ ngân nga khắp chốn, thì hôm nay một chiều đứng gió, mây tụ hội về dâng tặng mắt đời một vầng sắc tím hồng tươi tắn, rồi tiếng chuông chùa bí ẩn im lặng chìm xuống đáy sông như mang theo nụ cười huyền diệu của Mụ Trời thuở Chúa Tiên mở cõi.
Huế cho tôi những khoảnh khắc đẹp đến sững sờ.
Và bởi từ đó, tôi nhận ra rằng, trong đời sống của chúng ta, khi mình biết giữ thanh âm xứ sở trong đôi mắt và trái tim, thì dẫu có đi ngàn nơi, ngắm ngàn chốn, sống ngàn năm, vẫn đẹp nhất là khoảnh khắc tiếng nói nội tâm của mình hòa vào thanh âm của vùng đất mình đang hằng ngày đêm gắn bó.
Tôi gọi đó là thanh âm Huế của riêng mình. Như một cách nối Huế tự ngàn xưa lại với Huế hôm nay.