Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ quan trọng để xác định nhiều chế độ cho người lao động, trong đó có mức lương, mức đóng hay trợ cấp bảo hiểm xã hội… Năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019 của Chính Phủ.
Biến động mức lương tối thiểu vùng qua các năm
Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ quan trọng để xác định mức lương, mức đóng BHXH tối thiểu và nhiều các khoản trợ cấp khác cho người lao động. Ta có bảng số liệu mức lương tối thiểu vùng qua các năm như sau:
Bảng mức lương tối thiểu vùng qua các năm từ 2018-2021
Nhìn vào sự biến động mức lương tối thiểu vùng từ năm 2018 cho đến năm 2020 có thể thấy mức lương được điều chỉnh tăng dần để phù hợp hơn với tình hình kinh tế, đáp ứng cao hơn về mức sống cho người lao động.
Tuy nhiên, trong năm 2020 và đầu năm 2021 dịch bệnh Covid-19 đã khiến nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính phủ buộc phải tạm ngừng việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở (tăng theo Nghị quyết số 86/2019/QH14) và mức lương tối thiểu vùng được giữ nguyên.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại năm 2021 mức lương tối thiểu vùng được giữ nguyên bằng mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Người lao động và doanh nghiệp cần lưu ý để chủ động trong việc tính toán mức lương, thưởng và mức hưởng các chế độ BHXH. Mọi thông tin mới nhất liên quan đến các chính sách về tiền lương có ảnh hưởng đến người lao động và doanh nghiệp Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ tiếp tục cập nhật tại website khi có thông tin mới nhất.
Xem thêm: Danh mục mã vùng lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu vùng của quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2021
Thành phố Hà Nội có 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:
Đại lý thuế Việt An cung cấp dịch vụ dịch vụ kế toán,kê khai và nộp thuế. Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ, xin vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ!
Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ quan trọng để người lao động và người sử dụng lao động đàm phán mức tiền lương và còn là căn cứ xác định mức đóng BHXH bắt buộc tối thiểu áp dụng ở các đơn vị và doanh nghiệp. Vậy, năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định như thế nào?
Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được thực hiện theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP
Mức lương tối thiểu vùng năm 2021
Căn cứ điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.”
Mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng năm 2021
Tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020 đã đề cập đến mức lương tối thiểu vùng từ 01/01/2021. Cụ thể:
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 96, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động:
“1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)”.
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 103, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
“1. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ)”
Xem thêm: Cập nhật mức lương tối thiểu năm 2022 - https://ebh.vn/tin-tuc/muc-luong-toi-thieu-vung-nam-2022
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng được giữ nguyên, tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019. Mức lương tối thiểu vùng này sẽ được áp dụng cho đến khi có quy định mới.
Để xác định được địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, người lao động và doanh nghiệp đối chiếu với Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Vùng I: bao gồm thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có nền kinh tế phát triển như: Gia Lâm; Đông Anh; Sóc Sơn; Thanh Trì; Thường Tín; Hoài Đức; Thạch Thất; Quốc Oai; Thanh Oai; Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây; thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương…
Xác định vùng áp dụng mức lương tối thiểu thông qua Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Vùng II: bao gồm các huyện, tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế tương đối phát triển như: huyện Ba Vì, Tp. Hải Dương, Tp Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, Vĩnh Yên; Phúc Yên; các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang; các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang; Tp.Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh; TP Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau; Tp Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình….
Vùng III: bao gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá tuy nhiên thấp hơn ở vùng II như: các huyện Cẩm Giàng; Nam Sách; Kim Thành; Kinh Môn; Gia Lộc; Bình Giang; Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh; thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu; thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng; các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau; các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
Vùng IV: bao gồm là các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển, khó khăn, đặc biệt khó khăn (là các vùng, địa bàn còn lại).