Một Số Công Nghệ Phát Triển Phần Mềm Haui

Một Số Công Nghệ Phát Triển Phần Mềm Haui

Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ và khoa học kỹ thuật ngày nay, việc phát triển phần mềm là hoạt động rất cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như cải tiến đời sống của mọi người. Vậy phát triển phần mềm là gì? Một phần mềm được phát triển qua những giai đoạn nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

III. Quy trình phát triển phần mềm

Quy trình này bao gồm các giai đoạn khác nhau nhằm tạo ra phần mềm hoạt động. Nó chủ yếu được tiến hành bởi các nhà phát triển phần mềm, kỹ sư phần mềm và các lập trình viên. Dưới đây là 6 giai đoạn trong quy trình.

Quy trình phát triển phần mềm – Hình ảnh: teqblogs.com

Các nhà phát triển cần nghiên cứu thị trường sâu rộng để xác định khả năng tồn tại của sản phẩm. Công ty có thể lấy thông tin về nhu cầu của khách hàng thông qua việc thực hiện các cuộc khảo sát, trả lời câu hỏi, lắng nghe phản hồi từ các khách hàng tiềm năng.

Từ đó, họ có thể tạo một tài liệu SRS (tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm) mô tả về mục tiêu và hiệu suất dự kiến của phần mềm.

Sau khi các yêu cầu được thu thập, dữ liệu này được phân tích để đảm bảo tính hợp lệ của nó. Giai đoạn thứ hai này cung cấp một bản phác thảo chi tiết để các nhà phát triển phần mềm tập trung vào. Đây cũng là giai đoạn mà các lập trình viên lựa chọn cách tiếp cận phát triển phần mềm.

Giai đoạn phân tích yêu cầu – Hình ảnh: milestarbabies.com

Thiết kế là giai đoạn lựa chọn ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu phù hợp nhất với phần mềm của bạn, áp dụng các phương pháp và công cụ để tạo ra mô hình hệ thống cần sử dụng.

Bước này cung cấp một khuôn mẫu cho các nhà phát triển và nhà kiểm tra. Đồng thời giúp giảm nguy cơ sai sót và chậm trễ trong thành phẩm.

Mọi tính năng được thiết kế trước đó cần được thay đổi thành mã và tất cả các thành phần phải được triển khai. Các nhà phát triển viết mã dựa trên các thông số kỹ thuật và yêu cầu của sản phẩm đã được thống nhất trong ba giai đoạn trước.

Đây là giai đoạn dài nhất trong toàn bộ giao thức.

Giai đoạn thử nghiệm được hoàn thành trước khi phát hành sản phẩm cho người dùng và cũng là giai đoạn rất quan trọng. Nếu có bất kỳ điều gì sai trong giai đoạn này hoặc bất kỳ lỗi nào được ghi nhận trong các mã, nó có thể dẫn đến việc lặp lại quá trình mã hóa cho đến khi hoàn thành như cũ.

Giai đoạn thử nghiệm – Hình ảnh: performancelabus.com

Sau khi tất cả các lỗi từ mã hóa được loại bỏ trong giai đoạn thử nghiệm, bước tiếp theo chính là giai đoạn triển khai – cung cấp sản phẩm cho khách hàng sử dụng.

Dựa trên phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm trong thực tế, nhà phát triển có thể cải thiện sản phẩm của mình và loại bỏ các lỗi hay lỗ hỏng có thể xảy ra. Đồng thời ở giai đoạn bảo trì này, các nhà phát triển cần chăm sóc các sản phẩm hiện có và cập nhật phần mềm để đảm bảo nó hoạt động tốt mọi lúc.

Như vậy, trên đây là 6 bước trong quy trình phát triển phần mềm. Tất cả các giai đoạn đều có liên quan mật thiết với nhau và cần thực hiện theo quy trình để đảm bảo tính hiệu quả.

Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu được “Phát triển phần mềm là gì?” và tổng quan về quy trình phát triển phần mềm. Đây cũng là lĩnh vực có cơ hội nghề nghiệp rất rộng mở và mức thu nhập tốt ở hiện tại và tương lai.

Tuy đạt những kết quả nêu trên, nhưng lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ số có giá trị gia tăng của sản phẩm dịch vụ công nghệ số ở mức thấp, năng lực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển và làm chủ các công nghệ mới còn kém. Mặt khác, các đơn vị trong lĩnh vực này chưa chú trọng phát triển chất lượng, thương hiệu sản phẩm dịch vụ; thiếu định hướng công nghệ và hệ sinh thái công nghệ; thiếu tài nguyên dữ liệu chất lượng và nền tảng chia sẻ, khai thác dữ liệu chưa hiệu quả...

Nhiều doanh nghiệp công nghệ số vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính không đủ lớn, khó khăn trong việc đầu tư cho các sản phẩm, nền tảng công nghệ mới hay các giải pháp số. Khi bị phụ thuộc vào nguồn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước sẽ thua thiệt, tác động chung đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp công nghệ Việt Nam.

Đáng chú ý, đầu ra của ngành công nghiệp công nghệ số phần lớn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, các sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số, chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Các doanh nghiệp công nghệ số đang phải đối mặt với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận được dữ liệu của các đơn vị, cơ quan tổ chức để phát triển sản phẩm, dịch vụ, dẫn đến việc thiếu tư liệu sản xuất (dữ liệu) và làm cho các doanh nghiệp công nghệ số gặp khó khăn trong việc phát triển sản xuất. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong nước vừa là lợi thế, nhưng cũng dễ mất lợi thế về nhân lực giá rẻ, trong khi nhân lực chất lượng cao chưa được hình thành...

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phát triển công nghệ số trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thể hiện sự quyết tâm phát triển công nghiệp công nghệ số.

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) đã chỉ rõ định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá; chú trọng phát triển công nghiệp xanh. Mục tiêu đến năm 2030, tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp: Công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhà nước, các bộ, ngành liên quan cần có những chính sách, quy định cụ thể cho việc xây dựng, vận hành và duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam. Có những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ số, như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, ưu đãi vay vốn... Bên cạnh đó, cần có chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam thông qua các tiêu chí thống nhất cho nền tảng chuyển đổi số quốc gia hay các nguyên tắc, tiêu chí xác định nền tảng số, sản phẩm dịch vụ công nghệ số Việt Nam cần hạn chế sở hữu nước ngoài.

Các doanh nghiệp công nghệ số phải lấy chất lượng và thương hiệu Make in Vietnam làm nền tảng; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và luôn có lực lượng tiếp nối. Nhà nước cần ưu tiên bố trí ngân sách cho sử dụng sản phẩm dịch vụ số, đồng thời có các chính sách, gói kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, tiếp cận về công nghệ số. Tăng cường kết nối, xúc tiến hợp tác quốc tế để tìm kiếm thị trường mới. Hiện nay, nguồn tài nguyên dữ liệu dùng chung của quốc gia đang dần hình thành, chuẩn hóa và chia sẻ, các doanh nghiệp công nghệ số tập trung triển khai hoạt động sản xuất, thương mại ưu tiên hạ tầng số, dịch vụ số và nội dung số.