Lừa Đảo Làm Việc Online Tiki

Lừa Đảo Làm Việc Online Tiki

Hiện nay nhu cầu kiếm việc online mới nở rộ và xuất hiện các chiêu thức lừa đảo hết sức tinh vi và tính chất lan truyền rất cao nhưng không có nghĩa tất cả công việc làm trên mạng hiện nay đều lừa đảo. Nghe đến đây bạn sẽ hỏi lại mình rằng vậy đâu là thực đâu là giả đây, việc làm online tại nhà có thật không và có kiếm được nhiều tiền như chúng ta hằng mong ước hay không? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua những việc làm online có thể bạn chưa biết và dễ bị lừa đảo nhất hiện nay

Tại sao nhóm lừa đảo lại chọn Telegram?

Mới đây, Telegram vừa bị tạp chí bảo mật CPO magazine đánh giá là "một Dark Web kiểu mới" và là "một hệ sinh thái tội phạm mạng trên ứng dụng nhắn tin".

Vì các tính năng như độ tiếp cận rộng rãi người dùng phổ thông, sự ẩn danh và cơ chế phân tán dữ liệu, mã hóa đầu cuối khiến Telegram trở thành môi trường hoạt động yêu thích của tội phạm mạng.

Biết nạn nhân muốn lấy lại tiền, kẻ lừa đảo lại giả danh Cục An ninh mạng, kỹ sư công nghệ cao để tiếp tục lừa đảo nạn nhân.

Tập đoàn Masan vừa đưa ra cảnh báo về hiện tượng mạo danh doanh nghiệp (DN) này để tuyển dụng cộng tác viên (CTV) nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, kẻ xấu sử dụng các tài khoản mạng xã hội với chức danh như giám đốc chi nhánh, trưởng phòng tài vụ, nhân viên quyết toán… của công ty và hướng dẫn ứng viên (ƯV) thực hiện nhiệm vụ rồi chiếm đoạt tiền của họ.

Chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Theo thông báo của Masan, trước mỗi lần cược, đối tượng yêu cầu ƯV chuyển tiền "rót vốn" vào tài khoản cá nhân được chỉ định và nhận bản cam kết bảo hiểm đầu tư. Khi CTV không rút được số tiền đã "rót vốn" và hoa hồng như cam kết, đối tượng tiếp tục yêu cầu CTV chuyển thêm phí "xác minh", "nâng cấp tài khoản VIP", "thuế thu nhập", "mở khóa tài khoản" để có thể rút tiền. Tuy nhiên, sau khi CTV nộp tiền vào thì đối tượng khóa tài khoản và chiếm đoạt số tiền này.

Đã có hàng trăm trường hợp phản ánh bị lừa đảo theo hình thức này với số tiền bị chiếm đoạt từ vài chục triệu lên hàng trăm triệu đồng. Đây không phải là DN đầu tiên lên tiếng về hiện tượng mạo danh, sử dụng trái phép thông tin công ty để tuyển dụng, dụ dỗ người có nhu cầu tìm việc làm rồi chiếm đoạt tài sản trái phép.

Người dùng nên áp dụng nguyên tắc "không tin bất kỳ ai" mọi lúc mọi nơi khi hoạt động trên không gian mạng. Ảnh: GIANG NAM

Tập đoàn FPT và các công ty thành viên cũng cảnh báo những hình thức lừa đảo của các đối tượng như hẹn gặp ƯV ngay tại chân tòa nhà văn phòng của FPT sau giờ hành chính để phỏng vấn, nhắn tin tư vấn các vị trí FPT đang tuyển dụng trên các website việc làm để mời ƯV ứng tuyển. Một số đối tượng còn gửi các đường dẫn (link), hướng dẫn ƯV đăng nhập rồi nạp tiền làm nhiệm vụ... Thậm chí, còn sử dụng hình ảnh giám đốc nhân sự tập đoàn và lãnh đạo các công ty thành viên FPT để tăng thêm lòng tin cho các ƯV tham gia phỏng vấn, đóng tiền trước khi đi làm…

Ông Chu Quang Huy, Giám đốc nhân sự Tập đoàn FPT, cho biết từ cuối năm 2022, DN này đã nhận được thông tin các đối tượng lừa đảo mạo danh FPT đăng thông báo tuyển dụng lên các kênh thông tin đại chúng, sau đó thu tiền của ƯV và chiếm đoạt khoản tiền này. "FPT đã đăng thông tin cảnh báo lên website và các trang mạng xã hội của tập đoàn. Mọi người cần tìm hiểu kỹ quy trình tuyển dụng của FPT để tránh trường hợp bị lừa đảo. Chúng tôi không thu tiền của bất kỳ ƯV nào khi ứng tuyển làm việc tại đây" - ông Huy khẳng định.

Cẩn thận khi giao dịch trực tuyến

Theo ghi nhận của phóng viên, đối tượng sử dụng nhiều chiêu trò rất tinh vi, thậm chí ngụy tạo thư mời, website tuyển dụng chuyên nghiệp. Chúng tạo ra những Fanpage, website y hệt như của các đơn vị kể trên để thu hút "con mồi". Nếu cẩn trọng và tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ nhận ra sự mập mờ của những kẻ giả mạo.

Đơn cử như trường hợp của chị Hà Thị Kiều Vy (28 tuổi, quê Nghệ An). Chị Vy kể sau khi đăng tải hồ sơ xin việc và công khai số điện thoại trên một số nền tảng tuyển dụng trực tuyến chị nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là chị Linh, phụ trách nhân sự của Công ty CP Phần mềm TTC (TTC Solutions). Người này nói rằng TTC Solutions đang tìm kiếm vị trí nhân viên hành chính nhân sự và mời chị Vy tham gia ứng tuyển.

Tiếp đó, đối tượng gửi thư mời phỏng vấn cho chị Vy qua email, đính kèm bản mô tả công việc đóng dấu đỏ của công ty. "Nội dung thư ghi rõ quá trình tuyển dụng và được trình bày khá chuyên nghiệp nên lúc đầu tôi không nghi ngờ. Nhưng khi ấn vào đường dẫn website công ty phía dưới email tôi mới phát hiện đó là website giả mạo, vì tên công ty có khác một chữ cái so với website thật. Nếu không để ý chắc chắn tôi đã bị lừa" - chị Vy nóí

Chuyên gia Ngô Minh Hiếu, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia Việt Nam, khuyến cáo thời gian gần đây, hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng rất tinh vi và phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Bằng các thủ đoạn đánh vào lòng tham, nhu cầu tìm việc, kiếm thêm thu nhập của người lao động để lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Do đó, người dân cần chủ động bảo vệ mình trước các hình thức lừa đảo trong kỷ nguyên số.

Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Trưởng Văn phòng Luật sư Đắc Nhân Tâm (quận 7, TP HCM), cho biết hành vi mạo danh đơn vị, tổ chức hay cá nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý hình sự và bị xử phạt tùy vào mức độ vi phạm. Theo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi 2017) thì người nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Theo luật sư Nguyễn Minh Tâm, lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra mạnh là do tài khoản ngân hàng không chính chủ (tài khoản rác). Trên thị trường chợ đen, tài khoản rác có thể mua với giá 2-3 triệu đồng. Đây có thể là tài khoản người dùng đăng ký nhưng không sử dụng và bán lại, hoặc do các tổ chức chuyên thuê những người nhẹ dạ đăng ký thay. Vì vậy, nếu giải quyết được tài khoản rác, lừa đảo trực tuyến sẽ giảm mạnh.

VTV.vn - Các cơ sở lừa đảo môi giới việc làm này có trụ sở tại khu vực cầu vượt An Sương, địa bàn giáp ranh Quận 12 và huyện Hóc Môn, TP.HCM.

Tuyển giọng đọc ảo, lừa tiền thật

Gần đây, tuyển CTV thu âm giọng nói xuất hiện liên tục trên trang mạng xã hội Facebook, kênh YouTube, review phim. Lướt đâu cũng "đụng" tuyển giọng đọc, từ bản tin tới clip mời chào.

"Giọng nói hay là tiền về tay, thu nhập từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng một trang đọc thu âm, lồng tiếng. Ai quan tâm, inbox để được tư vấn nhanh chóng" - một trong số hàng trăm tin được rao trên trang chủ Facebook cá nhân.

Chúng tôi thử bấm vào đăng ký tuyển dụng, ngay lập tức có tin nhắn gửi vào hộp thoại. Nội dung gồm sáu yêu cầu cơ bản cho CTV thu âm, đọc văn bản, tiểu thuyết online tại nhà. Nếu đồng ý thì cung cấp thông tin cá nhân và nguyện vọng khi đến với công việc.

Sau khi đồng ý, tin nhắn gửi số Zalo, nhân viên tư vấn Mai Đào, mã ứng viên và yêu cầu chúng tôi kết bạn để được tư vấn chi tiết. Trong Zalo, Mai Đào gửi một đoạn văn bản, yêu cầu đọc ghi âm rồi gửi file để kiểm tra giọng.

Kết luận giọng đọc đạt, Mai Đào yêu cầu cung cấp một loạt thông tin cá nhân: Họ tên, năm sinh, số điện thoại, nghề nghiệp, địa chỉ, tài khoản ngân hàng, tên ngân hàng, chủ tài khoản và mã ứng viên, đồng thời thuyết phục "cung cấp thông tin để làm hồ sơ tuyển dụng và thanh toán lương mỗi ngày nếu sản phẩm được đăng tải".

Hỏi sản phẩm thu âm sẽ được đăng tải ở đâu, trên web hay mạng xã hội nào? Người này trả lời: "Sản phẩm sẽ được công ty giữ bí mật, sau khi duyệt mới đăng tải trên web công ty".

Hỏi đường link web của công ty là gì, cô ta im lặng, vài ngày sau thì khóa tài khoản. Hộp thoại Facebook cũng được đổi tên thành "Tuyển giọng hát nhí" thay tên "Tuyển giọng đọc" trước đây.

Ngày 25-4-2023, nạn nhân Minh Tâm đăng cảnh báo lên trang "Chống lừa đảo online" cho biết đã bị lừa 50 triệu đồng khi đăng ký tuyển CTV thu âm, lồng tiếng tại nhà. Các bước mời chào, dẫn dụ nạn nhân y hệt như đã chúng tôi đã gặp, tin nhắn được copy không sai một chữ.

Từ mã số ứng viên, đoạn văn bản thử giọng, cung cấp thông tin cá nhân, tham gia nhóm Telegram đóng tiền mua đơn hàng, Tâm cũng rơi vào tình trạng bị thao túng tâm lý, đóng tiền nhưng không thể nào lấy lại.

Trước đó, nạn nhân N.T.N., ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã gửi đơn tố giác tội phạm đến các cơ quan chức năng báo mất 102 triệu đồng vì ứng tuyển làm thêm thu âm, lồng tiếng online.

Sau các bước bị dẫn dụ nạp tiền mua đơn hàng, nạp để lấy lại tiền, nạp để khắc phục sai sót mà không phải lỗi do mình, chị N. đã mất số tiền lớn mà chị phải vay bạn bè mới có được.

Kẻ lừa đảo “cho vay tiền” sau khi chửi bậy đã thoát nick, đóng giao dịch - Ảnh TÂM LÊ

Sau hai tháng bị lừa mất số tiền gần 100 triệu đồng, ngày 31-5-2023, N.T.T., ở quận Tây Hồ, Hà Nội, bỗng bị gọi điện đòi nợ 15 triệu đồng đã vay trong lúc làm nhiệm vụ. Chúng đe dọa, nếu cô không trả sẽ bị bóc phốt lên các trang mạng xã hội.

Vì quá lo lắng, cô nghĩ phải tìm cách vay tiền nạp tiếp để khỏi bị nhóm lừa đảo khủng bố tinh thần. Biết được tin, chúng tôi vội ngăn T. nạp tiền, để hỏi rõ khoản vay.

Cô cho biết: "Ngày bị lừa nạp tiền làm nhiệm vụ, do không đủ tiền nạp nên một thành viên trong nhóm Telegram nhắn tin riêng cho tôi vay 15 triệu đồng. Vì tiền nạp vào không rút ra được, mất hết nên không còn tiền trả. Chúng nghĩ bây giờ tôi có tiền rồi nên lại gọi điện đòi tiếp".

Trường hợp của T. giống thông tin các nạn nhân đăng trên trang "Cảnh báo lừa đảo trên mạng". Chiêu trò cho nạn nhân vay để dẫn dụ nạp thêm tiền, ràng buộc khoản vay khiến nạn nhân nghĩ bị mắc nợ thật.

"Người cho vay thực ra là người của nhóm lừa đảo cài cắm trong Telegram, ai làm nhiệm vụ mà thiếu tiền chúng liền nhắn tin cho vay. Khi đồng ý vay, tiền không về tài khoản của mình mà chúng nạp luôn vào nhiệm vụ, chỉ gửi bưu chuyển khoản bắt mình phải trả lại sau đó", một nạn nhân đăng cảnh báo.

Tâm lý muốn nạp thêm để lấy lại tiền, nạn nhân càng tìm cách để vay nạp. Vay bạn bè, người thân, vay nặng lãi, và giờ có khoản vay sẵn ai lại từ chối? Đồng ý nạp, nạn nhân tiếp tục rơi vào bẫy mà không hay biết.

Chúng tôi khuyên T. nên nhắn tin với kẻ đòi nợ: "Tôi nghi ngờ anh chị cũng là thành viên của nhóm lừa đảo, cùng hội cùng thuyền, yêu cầu cùng ra công an giải quyết". Cô vừa gửi tin thì nhận được phản hồi, kẻ đòi nợ chửi tục rồi tự thoát nick, chặn cuộc gọi.

Một tháng trôi qua, T. không còn bị nhắn tin, gọi điện đòi nợ lần nào. Trường hợp của T. cũng giống như trường hợp nạn nhân T.H. ở Đắk Lắk. Nghe chúng tôi hướng dẫn, chị đã thoát khỏi khoản nợ 60 triệu đồng của nhóm lừa đảo cho vay vào chiều 2-8-2023.