Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, hằng năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế. Các hoạt động nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí hay nghỉ dưỡng diễn ra ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, có người du lịch tự túc và có người chọn du lịch theo đoàn thông qua các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA LÀ GÌ
- Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật du lịch 2017, đề cập: “ Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Thêm vào đó, Khoản 1 Điều 30 Luật du lịch 2017 quy định: “ Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa”. Như vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, tổ chức các chương trình du lịch tại Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
Do phạm vi kinh doanh khác nhau nên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác nhau sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa thì sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch năm 2017, trong đó có một số quyền tiêu biểu như:
- Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch;
- Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch;
Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
- Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài thì ngoài các quyền cơ bản tương tự doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, các doanh nghiệp này còn có thêm các quyền và nghĩa vụ riêng biệt theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 37 Luật Du lịch năm 2017, cụ thể như:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách quốc tế đến Việt Nam thì được quyền hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan;
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch ra nước ngoài có quyền sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cũng đã tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành và các thủ tục khác có liên quan vẫn là vấn đề nan giải cho các nhà đầu tư.
Chính vì thế, NPLaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đồng hành cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước cam kết giúp nhà đầu tư thực hiện các thủ tục xin Giấy phép và các dịch vụ pháp lý khác một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và với chi phí hợp lý nhất. Nếu khách hàng cần hỗ trợ hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Du lịch là một thức ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Du lịch chiếm tỉ lệ cao trong nền kinh tế hiện đại. Từ đó, loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cũng đang xu hướng phát triển mạnh mẽ. Gia đình, bạn bè, công ty thường xuyên tổ chức các chuyến du lịch cho người nhà, nhân viên của mình. Vai trò của loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là vô cùng then chốt trong nền kinh tế các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về loại hình kinh doanh này, chúng ta cùng nhau đi vào bài phân tích để hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa này.
Kinh doanh lữ hành tại Việt Nam
Kinh doanh lữ hành là hoạt động kinh tế đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Kinh doanh lữ hành tại Việt Nam
Du lịch được định nghĩa là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Trong đó, kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch, theo Luật Du lịch năm 2017.
Du lịch được định nghĩa là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
Như vậy, các doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện toàn bộ việc kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc có thể liên kết với các doanh nghiệp khác để thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như Công ty cổ phần VietNam Booking, Công ty Saigontourist, Vietravel.
Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành
Hiện nay, kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam được chia thành hai loại sau:
1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Trong đó, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm các hoạt động sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài
Đối với mỗi loại hình khác nhau sẽ có phạm vi kinh doanh khác nhau. Nếu là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì sẽ không được đưa khách du lịch ra nước ngoài hay dẫn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Nhưng nếu là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế thì được thực hiện cả hai loại hình là kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện nay, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊA
- Mỗi loại hình kinh doanh đều có những điều kiện khác nhau. Đối với dịch vụ lữ hành nội địa cũng có những điều kiện riêng. Cụ thể căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 thì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
- Đối với mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.