Truy cập trang web ttsMP3.com: Mở trình duyệt web của bạn và điều hướng đến https://ttsmp3.com/
Cha mẹ cần làm gì khi nghi ngờ con rối loạn phổ tự kỷ
Trường, lớp trong con mắt các em thật đẹp, thầy cô, bạn bè là những người gần gũi, yêu thương. Bài hát hay là vậy, nhưng với nhiều em học sinh ở trung du, miền núi, con đường đến trường đâu phải lúc nào cũng thơ mộng, đẹp đẽ. Do đặc điểm địa hình hiểm trở, điều kiện kinh tế chưa phát triển, đời sống đồng bào còn khó khăn nên hành trình đến trường của các em cũng gặp không ít gian nan, thử thách.
Trước những khó khăn của học sinh vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BTC “Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Theo đó, học sinh được hỗ trợ đồ dùng học tập, sách vở, quần áo, giày dép, phương tiện đến trường, tiền ăn... Đây là những nhu cầu thiết yếu bảo đảm cho quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Với những em có hoàn cảnh khó khăn, sự hỗ trợ này có ý nghĩa rất lớn, giúp các em có thêm ý chí, quyết tâm đến trường học tập.
Trong khi trẻ em thành thị được chăm chút chu đáo, đến trường có phương tiện đưa đón đầy đủ thì không ít em học sinh vùng cao còn cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, lội suối băng rừng để tìm con chữ. Nhiều trường hợp vì khó khăn về vật chất mà việc học bị gián đoạn hoặc bỏ học. Chúng ta không khỏi xót xa khi chứng kiến những em đi học mặt mũi lấm lem, quần áo mong manh, bữa ăn đạm bạc. Các đồ dùng học tập còn thiếu thốn, trường lớp ở một số nơi vẫn chưa được xây dựng cơ bản, nơi ở nội trú, bán trú tuềnh toàng, trống trước, hở sau. Học sinh sẽ khó học tập tốt nếu các điều kiện thiết yếu không được bảo đảm đầy đủ.
Vì thế, có thể khẳng định việc quan tâm hỗ trợ những vật chất thiết yếu phục vụ học tập của học sinh vùng cao, vùng DTTS là rất cần thiết. Sự hỗ trợ thiết thực đó có ý nghĩa động viên, khích lệ các em nuôi dưỡng khát vọng học hành tiến bộ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Mỗi cuốn sách, cây bút, bộ quần áo, đôi dép, bữa ăn... được hỗ trợ kịp thời, đúng lúc sẽ trở thành nguồn động viên giúp các em thêm vững bước trên hành trình đi tìm tri thức. Hạnh phúc biết bao khi mọi học sinh vùng cao, vùng DTTS ngày ngày được đến trường vui cùng thầy cô, bạn bè.
Quan tâm chăm lo cho học sinh vùng cao, vùng DTTS là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta. Đó là một trong những việc làm để hiện thực hóa phương châm “Không một ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa vùng cao, vùng DTTS với vùng đồng bằng và đô thị.
Dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ theo từng độ tuổi
Các đặc điểm chính của rối loạn phổ tự kỷ là trẻ khó tương tác và giao tiếp xã hội, các hành vi và sở thích bị hạn chế và lặp đi lặp lại. Trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể rất thông minh, trí thông minh bình thường, hoặc gặp khó khăn trong học tập. Ở mỗi độ tuổi phát triển, biểu hiện tự kỷ ở trẻ sẽ khác nhau. Do đó, cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu nhận biết trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ theo từng độ tuổi để kịp thời phát hiện khi trẻ có biểu hiện bệnh và có biện pháp can thiệp phù hợp, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, xã hội cần thiết, mang lại cho trẻ chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Hình 1: Ở mỗi độ tuổi phát triển, biểu hiện tự kỷ ở trẻ sẽ khác nhau (Ảnh minh hoạ – Nguồn Internet)
Dấu hiệu tự kỷ của trẻ mới biết đi từ 12 đến 24 tháng tuổi
Hình 2: Trẻ tự kỷ có hành động lặp đi lặp lại hoặc bị thu hút thái quá bởi những hoạt động lạ (Ảnh minh hoạ – Nguồn: Internet)