Hãy thực hiện bước đầu tiên của bạn để trở thành giáo viên dạy tiếng Anh với khóa học CELTA toàn thời gian kéo dài bốn tuần của chúng tôi. Phát triển các kỹ năng giảng dạy thực tế, với kinh nghiệm thực tế trong lớp học và đạt được chứng chỉ giảng dạy được công nhận ở Vương quốc Anh và trên thế giới. Tùy chọn bán thời gian (1 ngày mỗi tuần) sẽ được cung cấp từ tháng 9 năm 2020
Câu hỏi thường gặp về Chứng chỉ Năng lưc giảng dạy tiếng Anh
Bạn có thể tìm kiếm thông tin CELTA tại đây
Bạn có thể tìm kiếm thông tin về Delta tại đây
Bài thi CELTA không quy đổi tương đương sang Khung CEFR được bởi vì CEFR được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng ngoại ngữ hiệu quả và CELTA không phải là ngoại ngữ, mà là năng lực giảng dạy.
Mặc dù thường chỉ có những thí sinh đã đạt C2 hoặc hạng A, B của C1 theo CEFR mới dự thi CELTA nhưng tiếng Anh Cambridge không yêu cầu thí sinh đạt được bất kỳ chứng chỉ tiếng Anh nào để đăng ký dự thi CELTA.
Việc có thừa nhận hay không các thí sinh không có chứng chỉ giáo dục chính quy ở các cấp độ nêu trên là tùy theo quyết định của hội đồng thi. Trong trường hợp này, thí sinh sẽ được nhận nếu thí sinh có thể chứng minh được họ có khả năng hoàn thành được khóa học thành công.
CELTA hiện tại được đánh giá bởi Tổ chức kiểm định Ofqual (Cơ quan văn bằng và kiểm định khảo thí Vương quốc Anh) thuộc Cấp 5 trên Khung Quy định Chứng chỉ (RQF) và tương đương 30 tín chỉ.
Cấp 5 công nhân những cá nhân đặc biệt xuất sắc trong việc nghiên cứu và phân tích chi tiết về thông tin, kiến thức cấp cao trong lĩnh vực học thuật.
Cấp độ này tương đương với văn bằng giáo dục đại học. Tuy nhiên không thể so sánh trực tiếp cả hai với nhau bởi vì sự khác nhau về nội dung.
Theo Quyết định số 501/1821/2 của Ofqual và bạn có thể đăng ký với Ofqual ở đây
Delta hiện tại được đánh giá bởi Tổ chức kiểm định Ofqual (Cơ quan văn bằng và kiểm định khảo thí Vương quốc Anh) thuộc Cấp 7 trên Khung Quy định Chứng chỉ (RQF) và tương đương 60 tín chỉ.
Cấp 7 cho thấy trình độ thành thạo về terms of content
Theo Quyết định số 600/2402/1 của Ofqual. Bạn có thể xem thêm thông tin ở đây.
Tùy theo quyết định của trường học, tổ chức mà thí sinh ứng tuyển.
Trong qua khứ, CELTA được đánh giá đạt Cấp 4 theo Khung Chứng chỉ Quốc gia (NQF) bởi Ofqual.
CELTA đã được đánh giá lại và đạt Cấp 5 vào tháng 8 năm 2009.
Độ khó bài thi không có sự thay đổi. Kết quả bài thi trước khi thay đổi thành Cấp 5 vẫn được xem là tương đương với kết quả sau khi thay đổi.
CELTA thay đổi từ khung NQF sang Khung Chứng chỉ và Tín chỉ (QCF), và được đánh giá là Cấp 5.
Tháng 1 năm 2018, cả NQF và QCF được thay thế bởi RQF và vẫn đánh giá CELTA đạt Cấp 5.
Trong quá khứ, Delta được Ofqual đánh giá Cấp 5 trên NQF.
Năm 2006, Delta được đánh giá lại Cấp 6 trên NQF do thay đổi về các hệ thống xếp hạng của NQF chứ không phải cấp độ bài thi.
Delta được đánh giá Cấp 7 sau khi chuyển từ NQF sang QCF.
Tháng 1 năm 2018, cả NQF và QCF được thay thế bởi RQF và vẫn đánh giá Delta đạt Cấp
Kết quả Delta trước năm 2006 vẫn được xem là tương đương với kết quả ở thời điểm hiện tại.
Mặc dù chỉ có các thí sinh đã đạt C2 hay hạng A, B của C1 mới dự thi nhưng không có bất kỳ yêu cầu nào về việc thí sinh phải đạt chứng chỉ nào mới được tham dự CELTA.
Nếu thí sinh không có chứng chỉ đề cập ở trên, hội đồng thi vẫn chấp nhận nếu thí sinh có thể chứng mình họ hoàn thành được khóa học thành công.
Chứng chỉ dạy ngoại ngữ là tiếng Anh cho người lớn (CTEFLA) là chứng chỉ đầu tiên mà Hội đồng Khảo thí Cambridge đưa ra. Bài thi được thiết kế cho người có ít hoặc không có kinh nghiệm giảng dạy. Sau đó, CELTA đã thay thế CTEFLA.
CTEFLA không được thiết kế dựa theo một khung chuẩn nào cả nhưng có thể so sánh được với CELTA.
CELTA được đánh giá Cấp 5 trên Khung QCF của Anh.
Tháng 1 năm 2018, QCF được thay thế bởi RQF và vẫn đánh giá CELTA đạt Cấp 5.
Theo quy định, cấp độ này tương đương năm 2 bằng cử nhân, tuy nhiên không thể so sánh trưc tiếp vì sự khác nhau trong nội dung và mục đích.
Văn bằng dạy ngoại ngữ là tiếng Anh cho người lớn (DTEFLA) được Hội đồng Khảo thí Cambridge đưa ra trước đây. Hiện tại Delta đã thay thế DTEFLA.
DTEFLA không được thiết kế dựa theo một khung chuẩn nào cả và không quy đổi tín chỉ nhưng có thể so sánh được với Delta. Delta được đánh giá Cấp 7 trên Khung QCF của Anh bởi Ofqual.
Tháng 1 năm 2018, QCF được thay thế bởi RQF và vẫn đánh giá Delta đạt Cấp 5.
Theo quy định, cấp độ này tương đương bằng thạc sĩ hoặc văn bằng chuyên ngành, tuy nhiên không thể so sánh trưc tiếp vì sự khác nhau trong nội dung và mục đích.
TKT không được Ofqual đánh giá hay xếp loại nên không thuộc khung RQF.
Không thể so sanh RQF và CEFR được 2 khung này đánh giá đối tương khác nhau.
RQF đánh giá bằng hệ thống tín chỉ và công nhận bằng tín chỉ và cấp độ (từ Entry đến cấp 8). Tín chỉ đánh giá theo số giờ cần thiết để ôn luyện cho 1 đơn vị hay chứng chỉ. Một tín chỉ thường cần 10 giờ học. Truy cập vào trang web của Ofqual để biết thêm thông tin.
CEFR là khung đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ cho người mới bắt đầu A1 cho đến C2. Thông tin chi tiết về CEFR tại đây.
QTS là chứng chỉ dành cho việc giảng dạy ở trường công lập (tiêu học hoặc trung học cơ sở) ở Anh.
CELTA, Delta, CTEFLA, DTEFLA được thiết kế dành cho người muốn dạy tiếng Anh là ngoại ngữ nên nó không phù hợp để dạy ở trường công lập ở Anh. Những chứng chỉ này không thể sử dụng cho QTS cũng như công nhận tại các trường công lập ở Anh. Thông tin chi tiết về QTS có thể xem ở đây.
CELTA và Delta có thể được chấp nhận rộng rãi ở các trường tư thục ở Anh với mục đích tuyển dụng giáo viên dạy tiếng Anh là ngoại ngữ. Ngoài ra một số trường đại học cũng chấp nhận chứng chỉ này để dạy tiếng Anh là ngoại ngữ cho người lớn.
Tiếng Anh Cambridge không cung cấp giáo án cùng với chứng chỉ; nhưng có thể cung cấp cho thí sinh kỳ thi Chứng chỉ Năng lực Giảng dạy tiếng Anh một bức thư điện tử có thông tin về nội dung kỳ thi và một bản giáo trình mẫu trên máy tính. Đây có thể được xem là tương đương với giáo án. Bạn có thể chia sẻ nó cùng với chứng chỉ của mình với bất kỳ nơi nào yêu cầu bạn nộp giáo án.
Đối với Delta Module 1 có thể xác nhận bằng Dịch vụ Xác thực Kết quả, nhưng những kết quả khác thì không.
Các tổ chức có thể làm đơn Xác thực Thủ công ở đây.
Chương trình TESOL tại TESOL Simple Education
Chương trình TESOL tại TESOL Simple Education chuyên đào tạo giáo viên tiếng Anh chuyên nghiệp, cấp chứng chỉ TESOL 100 giờ, 120 giờ và 250 giờ từ hai hội đồng giáo dục: Madison – Hoa Kỳ và ALAP – Anh Quốc.
Lễ Tốt nghiệp và trao bằng TESOL cho học viên tại TESOL Simple Education
Tại TESOL Simple Education, bạn sẽ được đào tạo bài bản về các kiến thức ngôn ngữ, năng lực giảng dạy, quản lý lớp học và phát triển bản thân. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên là những TESOL Trainers – đội ngũ thạc sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ và góp ý chi tiết, giúp bạn tự tin đứng lớp và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Tham gia chương trình TESOL tại TESOL Simple Education, bạn sẽ không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn được thực hành giảng dạy thông qua 70% thời lượng khóa học, giúp các giáo viên tự tin, vững vàng hơn trong sự nghiệp giảng dạy tiếng Anh của mình.
Ở Việt Nam, để giảng dạy tiếng Anh tại các trường trung học, người dạy phải tốt nghiệp từ cao đẳng, đại học sư phạm hệ chính quy. Để dạy tiếng Anh tại đa số các trung tâm Anh ngữ, người dạy được yêu cầu phải có chứng chỉ IELTS, TOEIC, TOEFL,… Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc giảng viên bản ngữ muốn đi dạy tiếng Anh ở các nước không sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ gốc thì phải có chứng chỉ gì chưa?
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng KTDC tìm hiểu một số loại chứng chỉ giảng dạy dành cho giáo viên bản ngữ nhé!
Chứng chỉ TEFL (Teaching English as a Foreign Language) là chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh được cấp cho những ai có khả năng và ý định dạy tiếng Anh ở nước ngoài. (Khác với TESL – Teaching English as a Second Language – chỉ dành cho những ai muốn dạy tiếng Anh ở nước sở tại – domestically).
Sở hữu chứng chỉ này đồng nghĩa với việc bạn được phép giảng dạy tiếng Anh cho đối tượng người lớn hoặc trẻ em có ngôn ngữ mẹ đẻ (primary language) không phải tiếng Anh. TEFL được thiết kế cho người bản ngữ (native speaker) lẫn không phải bản ngữ (non-native speaker). Tuy nhiên, nếu không phải là người bản ngữ thì người học phải có trình độ tiếng Anh C1 theo khung tham chiếu CEFR của châu Âu.
Hiểu một cách đơn giản, nếu bạn là người Mỹ và muốn đến Việt Nam để dạy tiếng Anh chẳng hạn, chứng chỉ TEFL sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho bạn. Tại KTDC, phần lớn giảng viên đều có chứng chỉ uy tín này. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như thầy Andy Robertson, cô Denise Thomson, thầy Rashad Hagen hay thầy Chad Meek.
Chứng chỉ CELTA (Certificate of English Language Teaching to Adults) là chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh uy tín do hội đồng khảo thí tiếng Anh – Đại học Cambridge (Cambridge English Assessment) chứng nhận.
Một khi sở hữu chứng chỉ này, bạn có thể giảng dạy tiếng Anh cho đối tượng người lớn sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Anh. So với tiêu chuẩn của British Curriculum Authority, chứng chỉ CELTA tương ứng level 5 và được thiết kế cho đối tượng học là người bản ngữ hoặc không phải bản ngữ.
Vì chứng chỉ này được đại học Cambridge công nhận nên về mặt uy tín, chất lượng là không phải bàn cãi. Tại KTDC, rất nhiều giảng viên đạt chứng chỉ CELTA. Trong đó có thể kể đến một số cái tên như thầy Tony Giusti, thầy Hamish McNair-Wilson, thầy Martin Firth hay thầy Dominic Ryan.
Chứng chỉ DELTA (Diploma in Teaching English to Speakers of Other Languages) là chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh do hội đồng khảo thí tiếng Anh – Đại học Cambridge chứng nhận.
DELTA được thiết kế cho đối tượng người học có ít nhất một năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh toàn thời gian (tương ứng 1.200 giờ dạy thực tế) trong 5 năm gần nhất. So với tiêu chuẩn của British Curriculum Authority, chứng chỉ DELTA ngang mức level 7 và tương ứng trình độ Thạc sĩ (Master’s level in terms of content).
Để có được chứng chỉ DELTA, trước đó người học phải hoàn thành khóa đào tạo giảng dạy tiếng Anh (ELT Training – English Language Teaching Training) và phải có kinh nghiệm đi dạy tiếng Anh trước đó. Hiểu một cách đơn giản, để có được chứng chỉ DELTA, trước đó bạn phải có CELTA hoặc TEFL cộng thêm một năm dạy tiếng Anh full-time.
Yêu cầu cao là vậy nhưng tại KTDC vẫn có những giảng viên đạt được chứng chỉ này, chẳng hạn như thầy Paul Davison hay thầy Aaron Hedrick (DELTA Module 1).
Ngoài các chứng chỉ, TEFL, CELTA và DELTA vẫn còn một số chứng chỉ giảng dạy khác được công nhận trên phạm vi quốc tế. Nhìn chung, những chứng chỉ được đề cập ở trên đều phản ánh rõ ràng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên bản ngữ.
Hẳn nhiên, chứng chỉ giảng dạy chỉ là một phần trong nhiều yếu tố quyết định kỹ năng giảng dạy của giảng viên. Thế nhưng tại KTDC, không chỉ sở hữu bằng cấp “xịn sò”, đội ngũ giảng viên bản ngữ còn vô cùng tự tin với số năm kinh nghiệm giảng dạy dày dặn cùng kiến thức IELTS chuẩn Cambridge. Nếu bạn có ý định chinh phục IELTS, đừng ngại ngần liên hệ KTDC ngay để được tư vấn khóa học cùng chuyên gia bản ngữ ngay nhé!