Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong ngày hôm qua, bão số 8 tiếp tục suy yếu nhanh thành một áp thấp nhiệt đới.
Xuyên đêm gia cố đê, bảo đảm an toàn cho cộng đồng
Trong những ngày qua, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn trên diện rộng tại Bắc Ninh đã gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Đáng chú ý, nước sông dâng cao đã gây ngập úng tại các vùng trũng thấp ven sông địa bàn các xã Tam Giang, Hòa Tiến, Dũng Liệt (huyện Yên Phong); phường Hòa Long (thành phố Bắc Ninh); xã Tân Chi (huyện Tiên Du), thôn Quế Ổ, xã Chi Lăng và xã Hán Quảng (thị xã Quế Võ)…
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn động viên lực lượng xử lý chống tràn mặt đê bối Đẩu Hàn, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh.
18 giờ ngày 10/9 mực nước sông Cầu, tại khu phố Đẩu Hàn, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã vượt mức báo động 3 và có nguy cơ tràn qua đê bối vào khu phố gây ngập lụt cục bộ. Khu phố Đẩu Hàn có 450 hộ với gần 2.000 nhân khẩu, nằm phía ngoài đê sông Cầu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu chính quyền địa phương và các lực lượng hỗ trợ di chuyển toàn bộ người dân đến nơi an toàn trước 21 giờ đêm 10/9; hỗ trợ các gia đình di chuyển, bảo vệ tài sản không bị hư hại bởi nước lũ. Đồng thời tập trung huy động các lực lượng dùng bao tải cát đắp gia cố trên mặt tạo thành con lươn dọc theo mép đê, nâng cao khả năng chống lũ tràn về.
Ngay sau khi nhận tin báo, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự thành phố Bắc Ninh cắt cử lực lượng; phối hợp với gần 100 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 164 (Quân đoàn 12), 50 cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh) tham gia công tác gia cố tuyến đê cùng hàng trăm người dân địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”. Trung tá Nguyễn Quang Hà, Đại đội trưởng Cảnh sát cơ động chia sẻ: “Phát huy truyền thống “Việc gì khó có Công an”, phát huy tinh thần dũng cảm, trách nhiệm với mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Anh em chiến sĩ đều xác định chỉ khi nào hoàn thành công việc, bảo đảm an toàn cho tuyến đê mới rút quân theo lệnh của chỉ huy đơn vị”.
Xuyên đêm chống lũ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân dân.
Nhanh tay xúc cát vào bao tải, xếp bao cát ngăn nước, anh Phạm Thanh Bình ở khu phố Đẩu Hàn chia sẻ, “Mặc dù công việc tại nhà máy từ 8 giờ sáng đến khi tan ca đã rất mỏi nhưng với tinh thần ứng cứu, giữ đê đến cùng thì dù có mệt đến đâu tôi vẫn sẵn sàng dốc sức cùng với chính quyền và nhân dân địa phương bảo đảm an toàn cho tuyến đê”.
Xuyên đêm chống lũ, đến 1 giờ sáng nay 11/9, người dân khu phố Đẩu Hàn cùng các lực lượng chức năng đã hoàn thành công tác gia cố đắp cát chống trượt mặt đê bối khu phố Đẩu Hàn, bảo đảm an toàn về người và tài sản cho người dân trong khu vực.
Kiểm tra khu vực xử lý chống tràn mặt đê bối Đẩu Hàn, bảo vệ cho khu vực Hòa Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn biểu dương các lực lượng không quản thời tiết, tích cực tham gia đắp cát chống tràn mặt đê. Đồng thời, yêu cầu chính quyền thành phố Bắc Ninh, phường Hòa Long tiếp tục hỗ trợ người dân bảo vệ tài sản; cung cấp thuốc men và nhu yếu phẩm đầy đủ cho nhân dân trong thời gian tránh lũ. Các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, canh gác, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống khẩn cấp.
Hơn 400m đê bối đã được cán bộ chiến sĩ, công an cùng người dân địa phương kịp thời gia cố trong đêm.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, an toàn đê điều, an toàn về tài sản, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra là những thông điệp được lãnh đạo và chính quyền tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh nhiều nhất trong suốt thời gian ứng phó với bão số 3 cũng như hoàn lưu sau bão. Trước đó, Bắc Ninh đã sơ tán 212 người thuộc huyện Thuận Thành, 5 hộ dân thuộc huyện Gia Bình và 40 hộ dân ở khu tập thể cũ tại phường Đáp Cầu ra khỏi khu vực nguy hiểm khi bão về. Tại xã Long Châu, huyện Yên Phong, đêm 8/9, hàng trăm người dân cũng thức xuyên đêm gia cố, khắc phục sự cố sạt trượt mái đê.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn, để ứng phó với mưa lũ, thiên tai có rất nhiều công việc, giải pháp cần phải triển khai. Tuy nhiên, một trong những ưu tiên hàng đầu được Tỉnh ủy, chính quyền địa phương của Bắc Ninh chú trọng đó là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân là nhiệm vụ trước hết và trên hết.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Xuân Lợi (thứ 3 từ phải vào) kiểm tra công tác bảo vệ đê đoạn qua huyện Tiên Du.
Ai đó đã ví, siêu bão số 3 là bài học của tình đoàn kết, là phép thử của tinh thần khẩn trương, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, chung sức đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị trong ứng phó thiên tai. Tại Bắc Ninh, bài học đó đã được lan tỏa và chứng minh khi tính mạng người dân được bảo đảm an toàn tuyệt đối trước bão lũ, là sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền các cấp, sự đùm bọc yêu thương của người dân trong thiên tai, không để ai bị đói, rét, không nơi ở.
Hoàn lưu sau bão đang tiếp tục có diễn biến phức tạp, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh đã và đang chủ động ứng phó, nỗ lực với quyết tâm cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, đẩy mạnh sản xuất, góp phần kiến tạo một Bắc Ninh thịnh vượng.
Diễn biến bão Usagi trong 24 đến 72 giờ tới
Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm 5,0-7,0m; biển động dữ dội.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Ngoài cơn bão Usagi sắp trở thành bão số 9, ngoài khơi Philippines đang xuất hiện cơn bão Manyi, hiện cách đảo Luzon khoảng hơn 1.500 km. Bão di chuyển rất nhanh 25 - 30 km/giờ. Dự báo, khoảng ngày 17/11, bão sẽ đổ bộ vào khu vực đảo Luzon (Philippines) ở cấp 15, giật trên cấp 17.
Tin bão mới nhất của cơ quan thời tiết Philippines PAGASA lúc 5h sáng 15/11 cho biết, bão Manyi (tên địa phương là Pepito) đang mạnh lên gần tới cấp bão cuồng phong. Cơn bão gần Biển Đông này sẽ tiếp tục tăng cường trong quá trình di chuyển trên Biển Philippines.
Lúc 4h sáng cùng ngày, bão Manyi đang cách Guiuan, Đông Samar của Philippines 795 km về phía đông. Sức gió duy trì tối đa gần tâm bão lên tới 110 km/h, gió giật tới 135 km/h. Bão Manyi đang di chuyển về phía tây với tốc độ 25 km/h.
Các nhà dự báo bão tại Philippines cho hay, do áp cao ở phía nam Nhật Bản, bão Manyi sẽ di chuyển về phía tây trong 12 giờ tới trước khi chuyển hướng tây tây bắc sang tây bắc trên Biển Philippines. Dự báo, bão Manyi đổ bộ vào bờ biển phía đông của Trung và/hoặc Nam Luzon vào cuối tuần này.
Bão Manyi dự báo vào Biển Đông vào chiều hoặc tối 18/11. Theo Tổng cục khí tượng Thủy văn, đây là một cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, có khả năng vào Biển Đông ngày 18/11 trở thành cơn bão số 10.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, sáng nay (16/11) bão MAN-YI đã mạnh lên tới cấp 16, giật trên cấp 17, cấp siêu bão và vị trí của siêu bão MAN-YI lúc 7h sáng nay ở vào khoảng vào khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 126,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông miền Trung Phi-líp-pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 20-25km/h.
Dự báo trogn 24 giờ tới siêu bão MAN-YI di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 20-25km/h và duy trì cường độ cấp 16; đến khoảng chiều mai (17/11), siêu bão MAN-YI sẽ đổ bộ vào khu vực đảo Lu-Dông (Philippin) và suy yếu dần, khoảng sáng ngày 18/11 bão MAN-YI sẽ di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay.
Đáng lưu ý là thời điểm bão MAN-YI di chuyển vào Biển Đông cũng là lúc Biển Đông chịu tác động của một đợt không khí lạnh mạnh, tương tác của không khí lạnh và bão MAN-YI sẽ làm cho cường độ và hướng di chuyển của bão MAN-YI sẽ có nhiều thay đổi.
Tuy nhiên, điều lưu ý nhất lúc này đó là tương tác của không khí lạnh và bão MAN-YI sẽ làm cho thời tiết của khu vực Biển Đông trong những ngày tới sẽ rất xấu, gió mạnh, sóng cao và biển động và diễn biến của cơn bão MAN-YI này còn nhiều thay đổi, cần theo dõi sát.
Ngoài bão MAN-YI, thì còn có thêm cơn bão USAGI đang hoạt động ở khu vực phía Đông của vùng biển phía Đông Bắc của Biển Đông, dự báo trong ngày hôm nay cơn bão USAGI này sẽ đổ bộ vào khu vực Đài Loan (Trung Quốc) sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan đi.
Từ chiều ngày 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16, sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Laocaitv.vn - Từ chiều 07/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, Lào Cai có mưa trên diện rộng, nguy cơ rất cao xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất đá ở nhiều khu vực trong tỉnh.
Dự báo Lào Cai có mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3. (Ảnh minh họa)
Dự báo, mưa đặc biệt lớn tập trung vào huyện Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng. Từ ngày 08 - 10/9, trên các sông, suối trong tỉnh khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên từ 2 - 4 m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ trên sông Hồng tại Lào Cai đạt báo động 1, trên báo động 1, đe dọa đến tính mạng và tài sản của Nhân dân và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Để giảm thiểu thiệt hại, các cấp chính quyền, người dân cần tăng cường cao nhất công tác phòng, chống mưa bão. Sẵn sàng các phương án di chuyển người, tài sản trong trường hợp khẩn cấp theo phương châm "4 tại chỗ".
Suốt hàng chục km đê dọc theo theo các tuyến sông Cầu, Cà Lồ và Ngũ Huyện Khê thuộc địa bàn huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh bão số 3 cùng những cơn mưa lớn sau bão đã khiến mực nước các sông dâng cao, gây ngập lụt cho các hộ dân ngoài bãi sông và một số hộ dân ven sông. Không ít khu vực trang trại chăn nuôi, vườn cây của người dân đã chìm sâu trong nước.